ICTnews- Khoảng 1 năm trở lại đây, hàng loạt khóa tập huấn sử dụng chữ ký số trong các cơ quan Nhà nước đã được tổ chức tại nhiều địa phương nhằm tăng cường sử dụng chữ ký số để đảm bảo an toàn an ninh cho giao dịch điện tử. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần đưa Việt Nam thực sự trở thành nước mạnh về CNTT-TT.

Cần đảm bảo an toàn, an ninh cho ứng dụng CNTT
Hoạt động ứng dụng CNTT-TT trong các cơ quan Nhà nước vẫn đang trên đà tăng trưởng mạnh.
Đơn cử, tại Lào Cai, các cơ quan Nhà nước đã xây dựng và vận hành được nhiều hệ thống thông tin thiết yếu theo mô hình khung Chính phủ điện tử tỉnh như: Cổng thông tin điện tử, cổng thông tin nội bộ, hệ thống thư điện tử, phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống giao ban trực tuyến, hệ thống dịch vụ công trực tuyến,...
Hoặc tại Quảng Trị, toàn tỉnh có 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh được cung cấp hộp thư điện tử công vụ với tên miền @quangtri.gov.vn; hệ thống gửi nhận văn bản chỉ đạo điều hành từ UBND tỉnh đến các đơn vị trực thuộc và giữa các cơ quan, đơn vị với nhau được triển khai và duy trì sử dụng thường xuyên; 100% văn bản quy phạm pháp luật và hơn 80% văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh được cập nhật trên Trang thông tin điện tử Quảng Trị.
Tại Thanh Hóa, việc ứng dụng và phát triển đã trở thành công cụ đắc lực giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý, điều hành. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đều đã triển khai hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, thư điện tử công vụ và  trang thông tin điện tử. Hơn 80% văn bản đã được các cơ quan Nhà nước trao đổi qua hệ thống thư điện tử công vụ và hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc.
Với sự “nở rộ” các hệ thống ứng dụng CNTT như vậy, để các giao dịch trên môi trường mạng bảo đảm an toàn, bảo mật, được xác thực và có giá trị pháp lý, thì việc sử dụng chữ ký số là rất cần thiết và quan trọng.
Tuy nhiên, việc ứng dụng chữ ký số trong các cơ quan Nhà nước thời gian qua vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Một trong những nguyên nhân là do các cơ quan Nhà nước, các địa phương có nhu cầu sử dụng chữ ký số vẫn chưa được tập huấn, hướng dẫn kịp thời về và các giải pháp chữ ký số.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, giao dịch điện tử trong các cơ quan Nhà nước phải sử dụng chữ ký số chuyên dùng do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp. Số lượng nhân lực còn mỏng của Ban Cơ yếu không thể một sớm một chiều hoàn tất việc tập huấn triển khai chữ ký số cho các địa phương.
Biến nhận thức thành hành động
Một tín hiệu vui là khoảng 1 năm trở lại đây, hàng loạt khóa tập huấn triển khai sử dụng chữ ký số đã lần lượt được tổ chức tại nhiều địa phương trong cả nước như Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, Thanh Hóa…
Qua các buổi tập huấn, các địa phương có được cái nhìn toàn cảnh hơn về hiện trạng ứng dụng chữ ký số hiện nay cũng như yêu cầu thực tế phát triển ứng dụng chữ ký số, nhìn thấy rõ hơn thuận lợi và khó khăn để từng bước ứng dụng chữ ký số vào hoạt động quản lý nhà nước, trong giải quyết, điều hành công việc,  hướng tới xây dựng chính quyền điện tử, chính phủ điện tử.
Sau khi được nâng cao nhận thức về chữ ký số, không ít địa phương đã có hành động cụ thể và quyết liệt để tăng cường sử dụng chữ ký số trong các cơ quan Nhà nước.
Điển hình như tại Thanh Hóa, ngày 7/4/2014, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND về việc triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015. Ngày 17/10/2014, Chủ tịch UBND tỉnh ký tiếp Quyết định số 3457/QĐ-UBND ủy quyền cho Giám đốc Sở TT&TTtrách nhiệm quản lý thuê bao chứng thư số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước của tỉnh.
Dự kiến trong năm nay, các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh sẽ được cấp chứng thư số cơ quan. Mặt khác, sẽ có 9 cơ quan thực hiện thí điểm việc cấp chứng thư số cá nhân cho các đối tượng là lãnh đạo và chánh, phó văn phòng của cơ quan.
Năm 2015 sẽ tiến hành cấp chứng thư số cá nhân cho 39 cơ quan còn lại trong khối cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, huyện. Sau năm 2015, trên cơ sở tổng kết đánh giá hiệu quả triển khai ứng dụng chữ ký số, sẽ  tiếp tục triển khai chữ ký số chuyên dùng giai đoạn tiếp theo trên quy mô lớn (triển khai đến các xã, phường, thị trấn), đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số vào dịch vụ công trực tuyến.
Tại một địa phương khác là Lào Cai, đến nay cũng đã có 30 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh được Ban Cơ yếu Chính phủ cấp chứng thư số cơ quan, đồng thời hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm chứng thư số.
Hoặc tại Tiền Giang, Sở TT&TT đã đăng ký với Ban Cơ yếu Chính phủ để được cấp 283 chứng thư số dành cho các tổ chức, cá nhân trong tỉnh với Ban Cơ yếu Chính phủ. Đến nay, Ban Cơ yếu Chính phủ đã cấp 175 chứng thư số cho các cơ quan Nhà nước.
Các địa phương đều thống nhất quan điểm cho rằng ứng dụng chữ ký số trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin cho các giao dịch điện tử trong các cơ quan Nhà nước. Đây là một điều kiện thiết yếu cần phải làm để đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT.
                                                                                                              Theo ICTnews

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Đại Lý Chữ Ký Số

http://www.tongdaichukyso.net/search/label/chu-ky-so-bkav
Được tạo bởi Blogger.

chữ ký số

Chữ ký số

Send Quick Massage

Tên

Email *

Thông báo *

Blogroll